Nhà Thần học William Barclay kể lại câu chuyện: Một Kinh sư Do Thái (Rabbi) bị cầm tù ở Rôma. Trong tù, ông chỉ được ăn uống tối thiểu nhằm mục đích kéo dài cuộc sống. Thời gian trôi qua, vị Kinh sư ấy ngày càng yếu dần. Cuối cùng người ta buộc phải mời bác sĩ đến khám bệnh. Bác sĩ bảo rằng cơ thể tù nhân bị thiếu nước. Họ không hiểu nổi tại sao vị Kinh sư ấy lại có thể thiếu nước, bởi vì khẩu phần nước mỗi ngày tuy là tối thiểu nhưng vẫn tương đối đủ chứ đâu đến nỗi tệ! Thế là đám lính gác liền chú ý quan sát người tù này một cách kỹ lưỡng hơn để thử xem ông ta làm gì với số lượng nước ấy. Cuối cùng người ta đã khám phá ra bí mật: Vị Kinh sư Do Thái này đã sử dụng phần lớn số lượng nước để rửa tay theo nghi thức Do Thái giáo trước khi ăn và cầu nguyện. Như thế đương nhiên ông ta không còn đủ nước để uống.
Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, đó là điều sơ đẳng trong phép giữ vệ sinh phòng bệnh. Người Do Thái và nhất là người Biệt Phái Pharisêu giữ tập tục rửa tay trước khi ăn rất kỹ. Họ không dùng bữa, nếu chưa rửa tay trước. Ở nơi công cộng về, họ không ngồi vào bàn ăn nếu chưa tắm rửa sạch sẽ. Họ còn giữ nhiều tập tục tẩy rửa này, đối với họ, không nhằm giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, mà được coi là những nghi thức tôn giáo và nhằm để phân loại con người trong sạch hay do bẩn theo luật. Lòng đạo đức của con người được đánh giá tuỳ thuộc vào việc tuân giữ các tập tục này, ai không giữ tập tục đều bị kể là hạng người dơ bẩn, bị loại ra ngoài cộng đoàn tôn giáo, mất quyền tham dự nghi lễ phụng tự trong đền thờ. Họ còn để mắt dòm ngó xem xét người khác có tuân giữ các tập tục đó không.
Nếu rửa tay sạch trước khi ăn là vấn đề vệ sinh thường ngày của con người, thì tẩy rửa tâm hồn trong sạch là điều kiện cần thiết của cuộc sống.
Các nhà nghiên cứu trường Đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện việc tắm và rửa tay giúp con người tránh được những cảm xúc xấu, chẳng hạn như buồn bã, cảm giác tội lỗi hoặc nghi ngờ. Trong việc kiểm nghiệm các nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu thấy rằng những người tiếp xúc với một căn phòng lộn xộn hoặc mùi hôi thường có cảm giác dằn vặt về những sai lầm mình mắc phải hơn khi ngồi trong một căn phòng sạch sẽ.
Và một nghiên cứu riêng biệt cũng cho thấy, con người sẽ ít có cảm giác tội lỗi, mặc cảm, tâm hồn thư thái hơn khi rửa tay. Hơn nữa, những người cảm nhận mình sạch sẽ cũng mang lại may mắn. Vì vậy nhiều con bạc thường rửa tay thật sạch bằng xà phòng và quan niệm như vậy cũng sẽ cuốn trôi đi những xui xẻo.
Các nhà nghiên cứu cũng nói thêm rằng, việc vệ sinh cơ thể giúp làm “sạch” tâm hồn. Ví dụ nghiên cứu khác cho thấy những kẻ nói dối thường súc miệng để tẩy rửa hết những tội lỗi. :)
Vẫn còn khoảng chừng 2.5 tỉ người trên thế giới không tiếp cận được với điều kiện vệ sinh cải thiện – khoảng 2 phần 5 (37%) tổng dân số toàn cầu. Tiếp cận điều kiện vệ sinh cải thiện đã được Liên hợp quốc xem là quyền con người cơ bản. Thiếu điều này, con người gặp rủi ro bệnh tật phát sinh từ tình trạng vệ sinh, chẳng hạn tiêu chảy là căn bệnh đã không tạo cơ hội cho trên một triệu trẻ em hàng năm được hưởng sinh nhật lần thứ năm của mình.
Bằng việc hỗ trợ dự án “Chiến lược Cộng đồng về Vệ sinh Tổng thể” của UNICEF (‘CATS’), Vim và Unilever Foundation đặt mục tiêu cải thiện sức khỏe và phúc lợi của những người có nhu cầu và tạo ra một hướng đi bền vững cho việc cải thiện điều kiện vệ sinh qua các dự án thúc đẩy thực tiễn vệ sinh tốt đẹp, giúp tạo nhu cầu tiếp cận nhà vệ sinh, và nâng cao nhận thức về khủng hoảng điều kiện vệ sinh.
Khi mua một lọ VIM, là bạn đã đóng góp 1,100đ cho dự án Chiến lược Cộng đồng về Vệ sinh Tổng thể của UNICEFF mà VIM và Unilever Foundation đang hợp tác. Vì vậy bạn hãy chia sẽ cùng mọi người về dự án thật ý nghĩa này.
Mời mọi người xem clip này:
Hành động nhỏ của bạn có thể tạo nên khác biệt lớn để giúp đưa điều kiện vệ sinh tới cho những người có nhu cầu. Bạn có thể giúp bằng một trong các việc sau:
Bài viết được tài trợ bởi VIM